Cách thức thực hiện:
Số lượng hồ sơ:
Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ:
Thời gian giải quyết:
Kết quả:
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp và các lệ phí khác khi đăng ký doanh nghiệp lần đầu:
|
Bước 1: Những việc sau khi có giấy phép và dấu: Sau khi Doanh Nghiệp có giấy ĐKKD và con dấu Doanh Nghiệp phải đặt Bảng Hiệu Công Ty, mở tài khoản Ngân Hàng, chuẩn bị thông tin người đứng kế toán cho Công ty (Chứng chỉ kế toán, CMND sao y) và đăng ký hình thức kê khai báo cáo thuế qua mạng (mua chứng thư số ). Bước 2: Nộp thuế môn bài : Doanh nghiệp phải đăng ký nộp thuế điện tử để nộp tiền thuế môn bài. Mức tiền thuế Môn bài được căn cứ vào số Vốn đăng ký được thể hiện trên giấy chứng nhận ĐKKD như sau :
Lưu ý : Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, được cấp giấy chứng nhận ĐKKD từ 01/07 đến ngày 31/12 chỉ nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm. Thời hạn nộp thuế Môn bài là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Bước 3 : Làm hồ sơ thuế ban đầu : Sau khi nộp thuế Môn bài DN mang “Biên lai nộp thuế môn bài” và “Hồ sơ đăng ký thuế ban đầu” đến liên hệ Cơ quan thuế quản lý Quận/Huyện để làm hồ sơ pháp lý ban đầu (người đại diện pháp luật phải trực tiếp đi). Bước 4 : Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp : Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký Doanh Nghiệp. Doanh Nghiệp phải đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (áp dụng từ ngày 01/10/2013) – Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, địa chỉ 32 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1 (lưu lại giấy xác nhận và biên lai thu lệ phí 100.000 đồng để làm cơ sở) – Trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, địa chỉ 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội; – Thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: www.dangkykinhdoanh.gov.vn. Bước 5 : Lập sổ đăng ký Thành Viên/ Cổ đông : Doanh nghiệp Lập Sổ đăng ký thành viên – nếu là Công ty TNHH hoặc Sổ đăng ký cổ đông – nếu là Công ty Cổ phần. (Lưu tại Doanh Nghiệp) 5.1 Lập Sổ đăng ký thành viên – nếu là Công ty TNHH (Mẫu sổ thành viên) (Mẫu giấy chứng nhận góp vốn) (nội dung chủ yếu: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần vốn góp của từng thành viên; thời điểm góp vốn; loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn; Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức; Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên) 5.2 Sổ đăng ký cổ đông – nếu là Công ty Cổ phần (Mẫu sổ cổ đông) (Mẫu chứng nhận góp cổ phần) (nội dung chủ yếu: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần). Bước 6 : Thông báo về việc góp đủ vốn và thời gian hoạt động của Doanh Nghiệp cho cơ Quan ĐKKD : 6.1 Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Mẫu tham khảo). 6.2 Doanh Nghiệp gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn cho Phòng Đăng ký kinh doanh (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn – (Mẫu tham khảo). Nếu vốn góp là tài sản có đăng ký hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho Công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ; b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. – Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. (Gởi theo đường bưu điện về Sở KHĐT Tp.HCM 32 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh) Bước 7 : Đặt in hóa đơn điện tử theo thông tư 78 : Doanh nghiệp liên hệ nhà in hóa đơn VAT để đăng ký và mua gói hóa đơn hợp lý. Sau đó Doanh nghiệp thông báo phát hành mẫu và số lượng hóa đơn với cơ quan thuế. Nếu được chấp thuận thì doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn. Bước 8 : Báo cáo thuế : Hàng tháng Doanh Nghiệp phải nộp báo cáo thuế cho cơ quan thuế trước ngày 20 của tháng (báo theo tháng) hoặc 30 của tháng (báo theo quý) dù có phát sinh doanh thu hay không phát sinh. Doanh Nghiệp tự kê khai thuế và tự chiệu trách nhiệm. Doanh Nghiệp tham khảo các mức phạt thuế theo luật. Ngoài ra Doanh Nghiệp còn thực hiện những báo cáo thuế sau :
Lưu ý : – Hàng năm DN nộp báo cáo tài chính tại Phòng Thống kê quận – huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; Công ty Cổ phần và Công ty TNHH có vốn góp của nhà nước nộp báo cáo tại Cục Thống kê Thành phố. Thời gian nộp: 30 ngày đối với DNTN và Công ty Hợp danh; 90 ngày đối với Công ty Cổ phần và Công ty TNHH kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, mẫu báo cáo tài chính năm theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. – Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp. Không được tự ý cạo, sửa, viết thêm, … làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. – Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp. – Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. – Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp Quyết định thay đổi các nội dung này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. – Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. – Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động. |