Điều kiện thành lập công ty tại Việt Nam dành cho chủ thể
Theo luật doanh nghiệp năm 2020, các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập công ty. Chỉ cần có CMND/ căn cước công dân và đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Trừ những trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp để thu lợi nhuận riêng.
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Trừ những trường hợp được cử là đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Ngoại trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đang chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. Hoặc người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án,…
Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư
- Đây là vấn đề quan trọng và cần thiết chủ doanh nghiệp phải xác định các điều kiện thành lập công ty. Ban cổ đông là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp đó. Khi bạn hợp tác được với những người đồng lòng, đồng quan điểm và lý tưởng sẽ là một trong những điều kiện thành công của công ty tiên quyết, và ngược lại. Do đó, việc suy nghĩ cẩn thận về ban cổ đông rất quan trọng khi thành lập công ty.
Loại hình doanh nghiệp
Khi thành lập công ty, loại hình doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Elaw sẽ chia sẻ đến bạn 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất:
- Doanh nghiệp tư nhân: là công ty mà 1 cá nhân làm chủ. (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao).
- Công ty TNHH một thành viên: là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ. (Có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chứ. (Có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty cổ phần: là công ty có 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên. (Có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
Loại hình doanh nghiệp đều có thể thay đổi được. Tuỳ theo tình hình phát triển của công ty sau này, bạn có thể hoàn toàn thay đổi loại hình doanh nghiệp của mình phù hợp hơn.
Đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là hình ảnh, là thương hiệu công ty. Giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển. Do đó bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn và tranh chấp phát sinh về sau, đây là một trong những điều kiện thành lập công ty quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ.
Tên doanh nghiệp gồm có tên Tiếng Việt, tên bằng Tiếng nước ngoài (nếu có) và tên viết tắt (nếu có).
- Tên Tiếng Việt: Có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được. Có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
- Tên doanh nghiệp bằng Tiếng nước ngoài: Là tên được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp: Được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.
Để tránh trùng lặp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động và đúng với điều kiện thành lập doanh nghiệp. Theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh)
Địa chỉ trụ sở công ty
Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm:
Số nhà + tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.
Ví dụ: 17 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
- Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường. Thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà. Nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
Ngành nghề kinh doanh
- Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm. Cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Như vậy, bạn cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh (càng chi tiết, cụ thể càng tốt), các Tư vấn viên sẽ lựa chọn và đăng ký các ngành thích hợp cho bạn.
Người đại diện theo pháp luật
- “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
- Tóm lại Đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…): Là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp
- Theo điều kiện thành lập doanh nghiệp thì tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp. Trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh. Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản.
Những điều kiện thành lập công ty cần được xác định khi chuẩn bị hồ sơ
Giấy tờ tùy thân
- CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng.
- Còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
Hồ sơ đăng ký
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Điều lệ Công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần).
- Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt.
Những điều kiện thủ tục thành lập công ty
- Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân, đáp ứng đầy đủ điều kiện thành lập công ty
- Nộp hồ sơ + Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + Đăng bố cáo + Khắc dấu tại Sở KH&ĐT.
- Đăng ký mua chữ ký số (Thiết bị khai thuế điện tử).
- Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế.
- Thông báo phát hành hóa đơn.
Thành lập công ty mất bao lâu?
- Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 – 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
- Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu: 1 – 3 ngày làm việc
Tổng thời gian cho việc xin giấy phép đến bước có thể xuất hóa đơn cho khách hàng thời gian kéo dài khoảng 15 – 25 ngày làm việc. (Tùy vào việc giấy tờ mình có cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan chức năng hay không). |